Các vấn đề tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy thường dễ xảy ra trong quá trình mang thai. Thực tế, các bà bầu gặp khá nhiều phiền toái khi bị tiêu chảy và nếu không cẩn thận, tình trạng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng. Chu kỳ 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng với mẹ bầu. Thời gian này có thể xảy ra nhiều tình trạng sức khỏe bất thường ví dụ như tiêu chảy ở tháng thứ 7.
Vậy bà bầu bị tiêu chảy ở tháng thứ 7 có nguy hiểm cho thai nhi hay quá trình sinh nở hay không? Biểu hiện là gì và cách điều trị ra sao để tốt cho cả mẹ và thai nhi. Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở 3 tháng cuối chu kỳ thai, triệu chứng thường gặp
Nguyên nhân
Khi bà bầu ở tháng thứ 7 thường sẽ bị tiêu chảy, nguyên nhân có thể do mang thai hoặc do nhiễm virus xấu trong thức ăn.
Các lý do gây tiêu chảy, không phải do mang thai như nhiễm Rotavirus, virus noro hoặc viêm dạ dày, ruột do virus; nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella hoặc vi khuẩn E.coli; ký sinh trùng đường ruột; ngộ độc thực phẩm; tác dụng phụ của thuốc hoặc không dung nạp thực phẩm. Một số điều kiện cũng có thể làm cho tiêu chảy phổ biến hơn như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh celiac, viêm loét đại tràng.
Trong suốt quá trình mang thai sức đề kháng của mẹ bầu giảm sút nên rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Do vậy mẹ bầu cần chú ý thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, tránh ăn thức ăn tái, sống hoặc những thực phẩm dễ gây ngộ độc như: sứa, dưa chuột, đỗ xanh, măng…
Ba tháng cuối cơ thể sản sinh ra nhiều hoocmon prostaglandin chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, sinh nở. Hoocmon này có tác dụng thúc đẩy ruột mở ra, nhu động ruột tăng lên giúp đào thải hết các chất thải có trong ruột ra ngoài, giúp ruột trở lên rỗng, phục vụ quá trình sinh đẻ của mẹ. Chính vì có sự thay đổi này mà ba tháng cuối mẹ bầu có thể bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Ở giai đoạn này bà bầu thường nhạy cảm với thức ăn, có thể đây là một trong những thay đổi mà phụ nữ gặp phải khi mang thai.
Thực phẩm mà bà bầu đã dung nạp tốt trước khi mang thai giờ đây có thể khiến bị đầy hơi, đau bụng hoặc tiêu chảy. Ngoài ra khi gần đến sinh nở việc mẹ bầu chú trọng hơn việc bổ sung vitamin cũng là nguyên nhân. Uống vitamin trước khi sinh rất tốt cho sức khỏe của thai phụ cũng như sức khỏe của thai nhi đang lớn nhưng những loại vitamin này có thể làm rối loạn dạ dày của bà bầu và gây tiêu chảy.
Tình trạng tiêu chảy thường phổ biến hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ, gần ngày sinh, tiêu chảy ở bà bầu có thể trở nên nặng hơn do nguyên nhân có thể mẹ bầu chuẩn bị cho việc sinh nở. Tuy nhiên không phải tất cả mẹ bầu đều bị tiêu chảy trong những tháng cuối thai kỳ, một số có thể không bị.
Triệu chứng
Thông thường, tình trạng tiêu chảy sẽ xuất hiện trong những ngày cuối của với những triệu chứng như: Đi ngoài phân lỏng, mùi chua kèm theo nôn và buồn nôn, mất nước, sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ, đau bụng hoặc co rút thường xuyên…
Bà bầu bị tiêu chảy tháng thứ 7 có nguy hiểm không?
Câu trả lời là không nếu trường hợp này xảy ra ít và không liên tục. Mang thai tháng thứ 7 bị đi ngoài không phải là trường hợp hiếm gặp ở bà bầu. Mang thai tháng thứ 7 bị đi ngoài do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên nhiều trường hợp bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối thai kỳ với tần suất tăng lên không chắc chắn là bạn sẽ chuyển dạ trong vài ngày tới. Song bạn đừng quá lo lắng. Trải nghiệm mang thai của mỗi người cũng khác nhau nên một số người có thể bị tiêu chảy thường xuyên trong 3 tháng cuối và ngược lại, một số người lại không gặp phải tình trạng này. Nếu tần suất xảy ra tiêu chảy quá 3 lần thì nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tuy vậy bà bầu không được chủ quan khi bị tiêu chảy, cầ xác định rõ nguyên nhân để điều trị càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng kéo dài. Việc bị tiêu chảy kéo dài ở mẹ bầu sẽ gây ra những nguy hiểm nhất định. Phổ biến là mẹ bầu dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thời gian bị tiêu chảy, mẹ bầu cần biết cách bù nước, các chất điện giải để đảm bảo sức khỏe.
Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng kém hơn nên khi mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Thai nhi có mẹ bị tiêu chảy kéo dài trong thai kỳ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt về sức khỏe, thậm chí bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nguy hiểm nhất có thể dẫn để chết thai.
Những lưu ý điều trị cần biết khi bà bầu bị tiêu chảy cuối thai kỳ
Bà bầu ở tháng thứ 7 không nên coi thường tiêu chảy, cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian cho nhanh khỏi bệnh. Không nên tự mình mua thuốc uống hoặc dùng thuốc do mách bảo của những người không có chuyên môn vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho thai.
Trong lúc chưa thể đến cơ sở y tế khám bệnh, người bị tiêu chảy có thể liên tục uống dung dịch Oresol. Đây không phải thuốc diệt vi khuẩn đường ruột mà là thuốc chống tình trạng kiệt nước cơ thể do tiêu chảy gây ra, có thể dùng cho mọi trường hợp mang thai bị tiêu chảy. Khi dùng phải pha đúng liều lượng, không được pha đặc quá, sẽ nguy hiểm. Đây là loại thuốc được đánh giá rất cao trong việc cứu sống nhiều trường hợp tiêu chảy nặng trên thế giới.
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy đều tự khắc phục được tại nhà, vậy nên bà bầu nên lưu ý những tips sau để nhanh chóng hồi phục:
Giữ đủ nước cho cơ thể
Khi bị tiêu chảy, uống nhiều nước giúp loại bỏ nhiều chất lỏng ra khỏi cơ thể. Tình trạng mất nước có thể xảy ra nhanh chóng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt nếu đang mang thai. Tốt nhất bà bầu nên uống nước để thay thế chất lỏng mà thai phụ đã mất khi bị tiêu chảy. Bạn có thể tham khảo các loại nước trái cây giúp bổ sung vitamin tự nhiên, Oresol, nước bù điện giải, nước canh rau đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh. Tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội cũng là một giải pháp hợp lý dành cho bạn. Một số loại nước tham khảo thêm như :
– Nước gạo rang muối đường: Rang đều gạo tẻ cho đến khi gạo có màu vàng sậm cho thêm nước đun một nhừ, khi gạo nhừ cho một chút muối, một chút đường là có thể uống được. Nước gạo rang muối đường tuy hơi khó uống như lại rất tốt cho bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối, sốt, nôn chớ.
– Nước cháo loãng muối trắng: Ninh gạo nhừ sau đó nấu loãng rồi cho thêm một chút muối trắng là có thể sử dụng ngay.
– Nước lá búp ổi: Lấy vài búp ổi tươi, đun sôi với nước, cho thêm một vài hạt muối, để ấm rồi uống. Nước búp ổi giúp làm se thành ruột, giảm nhu động ruột, giúp giảm hiện tượng tiêu chảy. Nước búp ổi cũng rất an toàn cho mẹ và bé, không đem đến tác dụng phụ.
Nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống điều độ hợp lí
Tiêu chảy là một chứng bệnh khá khó chịu nếu mắc phải, tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi. Vì vậy, nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Bạn cũng nên thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống… Cần hạn chế ăn uống ở hàng quán khi chưa thật sự tin cậy về khâu chế biến thực phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép. Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.
Bà bầu mang thai trong 3 tháng cuối khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn các thực phẩm như: bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.
Xem lại thuốc đang dùng và không tự ý dùng thuốc tiêu chảy
Nếu bạn bị tiêu chảy nguyên nhân do tác dụng phụ của một thuốc nào đó đang sử dụng, hãy thông báo với bác sĩ để được cân nhắc thay đổi thuốc. Đặc biệt là không nên sử dụng thuốc tiêu chảy khi chưa được thăm khám và sự đồng ý của bác sĩ. Một số tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn bởi những loại thuốc này. Không chỉ không an toàn với thai phụ mà không an toàn cho tất cả mọi người. Biện pháp tức thì kiềm cơn tiêu chảy là bổ sung men vi sinh Probiotics là những vi sinh vật nhỏ bé và một loại vi khuẩn tốt hoạt động trong đường tiêu hóa để tạo ra một môi trường đường ruột khỏe mạnh. Probiotics có thể đặc biệt hữu ích khi tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh.
Theo dõi thường xuyên và đi khám ngay khi có dấu hiệu nặng
Thông thường tiêu chảy sẽ đến và đi sau 1-2 ngày, tuy nhiên nếu trong 2 ngày đó ngoài tiêu chảy ra còn có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc cơn tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày thì bạn cần liên hệ bác sĩ ngay để xét nghiệm và tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy và điều trị kịp thời bởi mất nước nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng thai kỳ, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, có thể gây hại cho thai phụ và thai nhi.
Phụ nữ mang thai cần đến bệnh viện hay cơ sở y tế ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng như phân có máu hoặc mủ, tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ, phân lỏng trong khoảng thời gian 24 giờ, sốt từ 39°C trở lên, nôn mửa thường xuyên, đau dữ dội ở trực tràng hoặc bụng, các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như nước tiểu sẫm màu, khát nước, khô miệng, cảm thấy lâng lâng hoặc đi tiểu ít thường xuyên.
Để phòng tránh tiêu chảy khi mang thai, mẹ bầu cần ghi nhớ những điều sau:
– Luôn áp dụng quy tắc “ăn chín, uống sôi”, chỉ rau sống đã được rửa sạch, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi hay thịt tái, cá sống…
– Tránh dùng các nhóm thực phẩm giàu gia vị hay nhiều chất béo
– Bên cạnh việc việc sữa bầu nào dễ uống, mẹ bầu nên chọn loại sữa bổ sung hệ chất xơ tiêu hóa hòa tan tiên tiến SC-FOS và Inulin, giúp ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy ở mẹ.
– Tuyệt đối không dùng các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu hay hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu…
– Chỉ nên dùng số lượng vừa phải các loại cá biển, tôm, ốc…
Trên đây là những thông tin mẹ bầu nên tham khảo khi bị tiêu chảy trong giai đoạn cuối thai kỳ. Hy vọng rằng đối với các bà bầu bị tiêu chảy ở tháng thứ 7 thông qua bài viết này sẽ bớt hoang mang, lo lắng hơn về sức khỏe của mình. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và yên tâm hơn!