Bà bầu có được uống sữa đậu nành không? Công dụng và lưu ý cần biết

Sữa đậu nành là loại thức uống quen thuộc và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có những quan điểm khác nhau xoay quanh lợi ích và rủi ro mà sữa đậu nành đem đến. Điều này khiến các bà bầu lo lắng và e dè khi sử dụng loại thức uống này. Mặc dù được đánh giá là thức uống lành tính và bổ dưỡng nhưng khi đang mang bầu các chị em cũng nên cân nhắc vì việc uống sữa đậu nành cũng có hai mặt lợi và hại khác nhau. Vậy bà bầu có được uống sữa đậu nành không? Công dụng và lưu ý cần biết khi sử dụng là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành

Sữa đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng cao
Sữa đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng cao

Sữa đậu nành được sử dụng phổ biến không chỉ nhờ mùi vị thơm ngon và dễ sử dụng, mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao mà nó mang lại. Không ít người đã lựa chọn sử dụng sữa đậu nành thường xuyên hoặc thay thế hoàn toàn các loại sữa có nguồn gốc từ động vật. Mặc dù có những ý kiến trái chiều về việc uống sữa đậu nành trong khi mang thai, tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của sữa đậu nành với bà bầu:

– Sữa đậu nành rất giàu axit folic nên có thể cung cấp những dưỡng chất cần thiết khi mang thai. Bổ sung axit folic đều đặn giúp hỗ trợ phát triển tế bào thần kinh và sự phát triển tối ưu của thai nhi. Khi sử dụng sữa đậu nành thường xuyên từ giai đoạn đầu của thai kỳ, axit folic sẽ hỗ trợ sự phát triển của các tế bào thần kinh trẻ.

– Trong sữa đậu nành có chứa nhiều vitamin. Vitamin B1, A và E là một vài trong những vi chất mẹ bầu rất cần trong giai đoạn này. Vitamin E cung cấp đủ năng lượng để bạn luôn có sức khỏe tốt. Sữa đậu nành giàu vitamin nên có thể đáp ứng được nhu cầu về vitamin cho cơ thể mẹ bầu khi mang thai. Các loại vitamin này giúp mẹ ổn định sức khỏe, thai nhi phát triển tốt, ngăn ngừa trẻ bị suy dinh dưỡng và còi xương.

– Trong sữa đậu nành có hàm lượng đạm thực vật cao, cứ mỗi 100g sữa đậu nành có chứa khoảng 3,3g protein. Trong khi đó, con số này ở sữa bò chỉ dừng ở mức 3,2g protein trong mỗi 100g. Nguồn protein dồi dào giúp duy trì sức khỏe trong thời gian mang thai, giúp kiểm soát sự phát triển của cơ quan thai nhi một cách tốt nhất.

– Sữa đậu nành sẽ giúp hấp thụ carbohydrate nhanh chóng cho mẹ bầu nhằm bổ sung năng lượng thiếu hụt, giúp tăng cường năng lượng trong khi mang thai. Phụ nữ mang thai rất hay gặp tình trạng suy nhược, cơ thể mệt mỏi, cần bổ sung thêm nhiều năng lượng, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái trong cả một ngày.

– Chất béo trong sữa đậu nành là chất béo thực vật, chống lại cholesterol xấu trong cơ thể, kiểm soát tốt lượng cholesterol trong máu và duy trì sự phát triển của thai nhi trong dạ con. Những chất béo này chủ yếu là các chất béo không no (đặc biệt kể đến là các acit béo omega-3, omega-6) nên rất tốt cho sức khỏe.

Mẹ bầu có uống sữa đậu nành được không?

Bà bầu uống sữa đậu nành được không
Bà bầu uống sữa đậu nành được không

Theo dân gian truyền tai nhau, việc mẹ bầu uống sữa đậu nành khiến thai nhi bị ảnh hưởng về giới tính do sữa đậu chứa nhiều hoạt tính estrogen, đây là một loại hormone giới tính nữ khiến nhiều người quan niệm đậu nành sẽ làm lệch giới tính thai nhi. Tuy nhiên cho đến hiện tại chưa có một nghiên cứu nào cho thấy sữa đậu nành sẽ biến đổi giới tính thai nhi từ nam sang nữ cả. Trái lại phần đông chuyên gia khi được hỏi đều cho rằng việc uống sữa đậu nành với bà bầu là tốt cho cả mẹ và con.

Đã từng có những thử nghiệm nhỏ trước đây về vấn đề này được thực hiện. Một số phát hiện trên động vật cho thấy uống nhiều sữa đậu nành trong thai kỳ làm tăng nguy cơ xuất hiện các khối u và dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ báo cáo cụ thể nào khẳng định về các mối nguy hại cho các em bé nếu các bà bầu sử dụng sữa đậu nành.

Trong khi đó, những giá trị dinh dưỡng mà sữa đậu nành mang lại cho bà bầu là điều hoàn toàn không thể phủ nhận. Nguồn protein và lipid dồi dào, cùng với đó khả năng cung cấp hàm lượng lớn các vitamin và khoáng chất,… đều có thể hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng cho các mẹ và quá trình phát triển của thai nhi. Nhất là với những bà bầu không thể sử dụng các nguồn thực phẩm từ động vật vì một lý do nào đó (dị ứng, ốm nghén,…) thì sữa đậu nành lại càng trở thành một lựa chọn thay thế hoàn hảo. Các bà bầu và cả thai nhi đều có thể nhận được những lợi ích rất lớn từ sữa đậu nành nếu loại thức uống này được sử dụng một cách hợp lý.

Nên sử dụng sữa đậu nành như thế nào thì có lợi nhất?

Sữa đậu nành dành cho bà bầu
Sữa đậu nành dành cho bà bầu

Sữa đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Nếu cơ thể mẹ bầu không bị dị ứng với thành phần trong sữa và uống sữa điều độ theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ không gây hại cho sức khỏe của thai nhi mà còn giúp thai nhi phát triển tốt. Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi uống sữa đậu nành mẹ bầu cần phải tìm hiểu. Dưới đây là những điểm quan trọng mẹ bầu nên tham khảo để có được sức khỏe thai kỳ tốt nhất. Mẹ bầu có thể uống tối đa 2 ly sữa đậu nành một ngày, tuy nhiên không nên sử dụng mỗi ngày.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trong một ngày mẹ bầu không nên uống quá 500ml sữa. Mẹ bầu cần chia nhỏ lượng sữa để uống thành nhiều lần. Nguyên nhân là vì nếu uống nhiều có thể khiến mẹ gặp phải tình trạng khó tiêu. Đối với bà bầu có khẩu phần nghèo dinh dưỡng chỉ nên uống bổ sung 250ml mỗi lần và chia thành 2 lần trong ngày. Mẹ bầu có thể uống sữa vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng tránh liên tiếp nhau. Đặc biệt là không nên uống sữa khi đang đói bụng. Nguyên nhân là vì khi sữa đi vào ruột sẽ chuyển thành nhiệt và cơ thể mẹ không hấp thu được bất kỳ dinh dưỡng nào.

Sử dụng quá nhiều sữa đậu nành dễ khiến bà bầu bị đầy hơi, tiêu chảy,…Ngoài ra sự tương tác lẫn nhau giữa sữa đậu nành và một số loại thực phẩm có thể sinh ra những chất không có lợi cho sức khỏe vì vậy cần cẩn trọng trong cách kết hợp loại sữa này với các loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó sữa đậu nành cần phải được đun sôi kỹ trước khi sử dụng. Men trypsin trong sữa đậu nành sống có thể gây nên buôn nôn, khó thở,…

Sữa đậu nành có thể được bảo quản nóng hoặc lạnh, tùy theo sở thích sử dụng. Tuy nhiên không nên đậy quá kín khi bảo quản sữa đậu nành để tránh tạo điều kiện phát triển các vi sinh vật có hại. Một số bà bầu có thể bị dị ứng, không dung nạp với sữa đậu nành. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể sau khi sử dụng sữa đậu nành thì bà bầu cần đến bác sĩ thăm khám ngay để được xử lý kịp thời. Bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên nên cẩn trọng vì giai đoạn này cả mẹ và thai nhi đều rất nhạy cảm vì thế khi sử dụng sữa đậu nành nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ của việc uống sữa đậu nành không đúng cách khi mang thai

Như vậy, việc sử dụng sữa đậu nành trong thai kỳ có lợi rất nhiều không những cho mẹ bầu mà còn cả cho em bé. Tuy nhiên cần sử dụng đúng cách nếu không sẽ để lại những tác dụng đáng ngờ. Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng cao, các tác dụng phụ của đậu nành cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

Trong đậu nành có chứa  isoflavone có chức năng giống estrogen, gây hạn chế tác dụng của estrogen. Theo một số thí nghiệm trên động vật cho thấy rằng việc tiêu thụ một lượng lớn sữa đậu nành sẽ gây ra hình thành các khối u hoặc gây dị dạng ở thai nhi.

Một số biểu hiện dị ứng như phát ban, khó thở, viêm, nôn mửa, chóng mặt do uống quá nhiều sữa đậu nành. Ngoài ra, khi sử dụng không đúng liều lượng, sữa đậu nành còn có thể gây ra sốc phản vệ, một biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Bên cạnh đó, Isoflavone cũng là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Tuy chưa có một báo cáo nào phản đối việc sử dụng sữa đậu nành khi mang thai, nhưng tốt nhất, mẹ bầu nên tránh sử dụng quá liều lượng để giảm thiểu nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó để thai nhi được phát triển toàn diện và lớn lên khỏe mạnh, mẹ bầu cần tuân thủ những chế độ ăn uống nghiêm ngặt, đặc biệt là nắm được cách uống sữa đậu nành sao cho hợp lý nhất. Mong rằng thông qua bài viết này, các mẹ bầu có được thêm kiến thức về một món thức uống bổ dưỡng trong thai kỳ cũng như trả lời được thắc mắc bà bầu có được uống sữa đậu nành không, công dụng và cách sử dụng loại thức uống sao cho hiệu quả.